Marketing nông nghiệp - 12+ chiến lược tiếp thị sản phẩm nông sản tăng 200% doanh số


Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 20751
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Marketing nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, thúc đẩy doanh số. Trong bối cảnh ngành nông sản ngày càng cạnh tranh, doanh nghiệp cần một chiến lược tiếp thị bài bản để tiếp cận khách hàng hiệu quả và khẳng định vị thế thương hiệu. Chiến lược marketing đúng hướng giúp nông sản gia tăng sức cạnh tranh, dễ dàng chinh phục người tiêu dùng và mở rộng kênh tiêu thụ. Khám phá ngay 10 cách marketing nông nghiệp, giúp doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả, tối ưu nguồn lực và tăng trưởng doanh số lên đến 200%.

YouTube video player

Marketing sản phẩm nông nghiệp

1. Đặc thù ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp thực phẩm và nguyên liệu thiết yếu cho người tiêu dùng. Lĩnh vực có nhiều đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược marketing:

  • Tính thời vụ cao: Nông sản có chu kỳ sản xuất theo mùa, không thể cung cấp quanh năm như các sản phẩm công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ biến động theo mùa, cần dự báo thị trường và linh hoạt trong kế hoạch bán hàng.

  • Dễ hư hỏng: Rau củ, trái cây, sữa, thịt,... có thời hạn sử dụng ngắn, cần bảo quản lạnh, làm tăng chi phí logistics, gây ảnh hưởng lớn đến chiến lược phân phối và giá bán.

  • Giá cả biến động mạnh theo nhu cầu: Giá nông sản không ổn định do phụ thuộc thời tiết, chính sách nhập khẩu/xuất khẩu, rủi ro cao khi sản xuất hàng loạt nhưng không có kế hoạch tiêu thụ từ trước.

  • Phụ thuộc trung gian: Hầu hết nông dân vẫn bán sản phẩm qua thương lái, dễ bị ép giá, khó tiếp cận khách hàng cuối cùng mà không qua các kênh thứ ba.

  • Chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên: Hạn hán, bão lũ, dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung, chất lượng nông sản và khả năng dự báo và thích ứng của nông dân còn yếu.

  • Tâm lý người tiêu dùng nhạy cảm: Cần niềm tin lớn, khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm, xu hướng chọn nông sản hữu cơ, có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Điểm tương đồng với marketing thiết bị y tế.

Do tính chất riêng biệt, thị trường nông sản thường biến động mạnh, khiến việc áp dụng chiến lược marketing cho sản phẩm nông nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp không chỉ cần tiếp thị truyền thống mà còn phải tận dụng marketing online, inbound marketing và marketing kinh doanh để tối ưu chi phí, gia tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng trong  bối cảnh tiêu dùng thay đổi nhanh chóng Đầu tư vào marketing là chìa khóa giúp doanh nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững, đạt được thành công lâu dài.

Tính chất đặc biệt của ngành nông nghiệp
Tính chất đặc biệt của ngành nông nghiệp

2. Chức năng của marketing nông nghiệp

Marketing sản phẩm nông nghiệp là quá trình nghiên cứu, xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động tiếp thị nhằm đưa nông sản từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Việc áp dụng chiến lược marketing cho sản phẩm nông nghiệp đúng cách mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp.

2.1. Kết nối khách hàng

Marketing nông nghiệp giúp đưa sản phẩm nông sản đến đúng đối tượng bằng marketing online, digital marketing và mạng xã hội. Thông qua content về nông nghiệp, thương hiệu có thể chia sẻ câu chuyện sản phẩm, cung cấp thông tin hữu ích và xây dựng lòng tin với khách hàng. Inbound marketing cũng hỗ trợ thu hút người tiêu dùng một cách tự nhiên.

2.2. Giảm sự phụ thuộc

Đa phần cơ sở sản xuất nông sản bị phụ thuộc vào trung gian, làm giảm lợi nhuận và khó kiểm soát giá bán. Marketing sản phẩm nông nghiệp giúp tiếp cận trực tiếp người mua thông qua thương mại điện tử, social media và các kênh phân phối số. Việc áp dụng chiến lược marketing cho sản phẩm nông nghiệp bài bản giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng thương hiệu, tối ưu doanh thu.

2.3. Tăng giá trị sản phẩm

Khách hàng ngày càng quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc và quy trình sản xuất. Do đó, marketing nông nghiệp giúp gia tăng giá trị sản phẩm thông qua bao bì chuyên nghiệp, chứng nhận chất lượng và chiến lược định vị thương hiệu. Bằng cách quảng bá sản phẩm hữu cơ, nông sản sạch, doanh nghiệp có thể tiếp cận phân khúc cao cấp, tăng lợi nhuận.

2.4. Tối ưu sản xuất

Ngoài bán hàng, marketing trong lĩnh vực nông nghiệp còn giúp tối ưu chuỗi cung ứng. Hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing sản xuất, phân tích xu hướng tiêu dùng giúp doanh nghiệp và nông dân điều chỉnh sản xuất phù hợp, tránh tình trạng dư cung hoặc thiếu hụt hàng hóa. Sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất và thị trường, góp phần tối ưu hiệu suất, phát triển bền vững.

Marketing tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp
Marketing tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp

3. 12+ chiến lược marketing cho sản phẩm nông nghiệp

Để sản phẩm nông sản cạnh tranh và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược marketing nông nghiệp phù hợp. Tổng hợp các cách marketing hiệu quả, nâng cao lợi nhuận.

3.1. Định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Thị trường nông sản ngày càng cạnh tranh, cần xác định rõ giá trị cốt lõi của sản phẩm để chiếm lĩnh vị thế vững chắc. Định vị có thể dựa trên chất lượng, nguồn gốc, quy trình sản xuất hoặc lợi ích sức khỏe. Ví dụ, một thương hiệu có thể nhấn mạnh vào sản phẩm hữu cơ, nông sản đạt chứng nhận an toàn hoặc cam kết về quy trình canh tác bền vững. Điều này vừa giúp tăng giá trị vừa tạo niềm tin với người tiêu dùng.

3.2. Tối ưu kênh phân phối

Kênh phân phối đóng vai trò quyết định trong việc đưa sản phẩm nông sản đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả. Việc lựa chọn đúng mô hình phân phối không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận. Hệ thống phân phối cần đảm bảo tính linh hoạt và đồng bộ. Doanh nghiệp có thể kết hợp giữa kênh truyền thống (siêu thị, cửa hàng thực phẩm, chợ đầu mối) và kênh hiện đại (thương mại điện tử, website, mạng xã hội). Việc tận dụng digital marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trực tiếp, giảm sự phụ thuộc vào trung gian, từ đó kiểm soát giá bán tốt hơn. 

3.3. Xây dựng câu chuyện thương hiệu

Dù  trong lĩnh vực nông sản hay marketing thực phẩm, một sản phẩm có thể dễ dàng bị thay thế, nhưng một câu chuyện ý nghĩa sẽ khiến khách hàng nhớ mãi. Do đó, thay vì tập trung vào những thông điệp quảng cáo đơn thuần, hãy kể một câu chuyện có cảm xúc, có con người, có sự gắn kết. Bởi khách hàng ngày nay không chỉ mua thực phẩm, họ mua giá trị, cảm xúc và niềm tin. Câu chuyện thương hiệu có thể bắt đầu từ nguồn gốc sản phẩm, triết lý canh tác hoặc sứ mệnh doanh nghiệp. Ví dụ như hành trình từ một trang trại nhỏ vươn tầm quốc tế, cam kết cung cấp thực phẩm sạch hay nỗ lực bảo vệ môi trường qua từng quy trình sản xuất. Hình ảnh, video, bao bì hay mạng xã hội đều là công cụ truyền tải mạnh mẽ, giúp thương hiệu chạm đến trái tim người tiêu dùng theo cách tự nhiên nhất.

Marketing sản phẩm nông nghiệp bằng câu chuyện hành trình sản xuất
Marketing sản phẩm nông nghiệp bằng câu chuyện hành trình sản xuất

3.4. Social Media Marketing

Với sự phát triển của Facebook, TikTok, Instagram và YouTube, doanh nghiệp có thể tận dụng nội dung sáng tạo trên mạng xã hội để thu hút sự quan tâm. Để chiến lược hiệu quả, thương hiệu cần tập trung vào hình ảnh và câu chuyện. Hình ảnh sắc nét, video quy trình sản xuất chân thực hay những chia sẻ từ người tiêu dùng sẽ giúp gia tăng lòng tin. Những nội dung như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, công thức nấu ăn, câu chuyện từ nông trại đến bàn ăn cũng dễ dàng thu hút lượt tương tác. Đồng thời, kết hợp livestream, minigame, chiến dịch hashtag nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận. Một chiến lược social media tốt sẽ biến khách hàng tiềm năng thành người mua thực sự.

3.5. Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến chính là chìa khóa giúp thương hiệu xuất hiện đúng lúc, đúng nơi và thu hút sự quan tâm theo cách hiệu quả nhất. Tận dụng Google Ads, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng đang tìm kiếm thông tin về nông sản sạch, thực phẩm hữu cơ hoặc đặc sản vùng miền. Facebook Ads, TikTok Ads và YouTube Ads giúp sản phẩm lan tỏa nhanh chóng qua hình ảnh, video ngắn và câu chuyện hấp dẫn. Ngoài ngân sách, một chiến dịch quảng cáo thành công còn phụ thuộc nội dung sáng tạo và cách nhắm mục tiêu. Hãy thử nghiệm nhiều hình thức quảng cáo, theo dõi dữ liệu, điều chỉnh liên tục để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

3.6. Video marketing

Video marketing giúp doanh nghiệp truyền tải câu chuyện sản phẩm, quy trình sản xuất và cam kết chất lượng một cách sinh động, trực quan nhất. Các dạng video phổ biến gồm quy trình canh tác, thu hoạch, phản hồi khách hàng, câu chuyện thương hiệu. Nội dung ngắn gọn, chân thực, kết hợp góc quay đẹp và âm thanh tự nhiên tạo cảm giác gần gũi, củng cố lòng tin. YouTube, TikTok, Facebook là những nền tảng lý tưởng để phân phối video, giúp tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng. Bên cạnh đó, tối ưu tiêu đề, mô tả, hashtag sẽ giúp tăng khả năng hiển thị, thu hút lượt xem. Nội dung chạm đến cảm xúc dễ tạo ấn tượng mạnh, người xem sẽ ghi nhớ thương hiệu lâu hơn và có xu hướng chia sẻ, thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa rộng rãi.

Tận dụng video trực quan marketing nông nghiệp
Tận dụng video trực quan marketing nông nghiệp

3.7. Thiết kế website

Trước đây, ngành nông nghiệp chủ yếu hoạt động theo mô hình truyền thống, phụ thuộc vào thương lái và kênh phân phối trực tiếp. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong hành vi mua hàng và xu hướng số hóa, website đã trở thành công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận và kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng. Trang web hiệu quả cần giao diện thân thiện, tốc độ tải nhanh, tương thích di động, nội dung hữu ích và tối ưu chuẩn SEO. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể biến website thành một trải nghiệm tương tác bằng cách tích hợp tính năng đặt hàng, chatbot tư vấn, đánh giá khách hàng, thậm chí công nghệ thực tế ảo 360° để khách hàng khám phá nông trại từ xa.

3.8. Influencer marketing

Influencer marketing giúp doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng uy tín và tiếp cận đúng đối tượng thông qua những người có tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, không phải người nổi tiếng nào cũng phù hợp với ngành nông sản. Các food blogger, chuyên gia dinh dưỡng, đầu bếp hoặc KOLs trong lĩnh vực nông nghiệp là những gương mặt có khả năng tác động mạnh đến khách hàng mục tiêu. Các video review, vlog tham quan trang trại, livestream trải nghiệm sản phẩm giúp nội dung trở nên chân thực, tăng tính kết nối với khách hàng. Đặc biệt, việc kết hợp TikTok, YouTube, Facebook, Instagram giúp chiến dịch tiếp cận đa nền tảng, tối ưu hiệu quả lan tỏa.

3.9. Booking PR

Không phải quảng cáo nào cũng đủ sức thuyết phục khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng, nguồn gốc và uy tín thương hiệu. Booking PR giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin bằng cách xuất hiện trên các báo uy tín, tạp chí chuyên ngành, website tin tức hoặc blog nông sản, cung cấp thông tin có giá trị thay vì quảng bá đơn thuần. Nhớ rằng đừng quá tập trung giới thiệu sản phẩm nông sản, hãy truyền tải câu chuyện thương hiệu. Tối ưu SEO các bài PR nhằm thúc đẩy thương hiệu xuất hiện nhiều hơn trên công cụ tìm kiếm, gia tăng mức độ nhận diện trong ngành. Chiến dịch Booking PR bài bản tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng bền vững trong thị trường khắt khe.

Tăng uy tín thương hiệu thông qua báo chí
Tăng uy tín thương hiệu thông qua báo chí

3.10. Chứng nhận uy tín

Từ sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và tiêu chuẩn an toàn của thực phẩm. Chất lượng không chỉ đến từ cam kết của doanh nghiệp mà còn cần sự kiểm chứng từ các tổ chức chuyên môn. Việc đạt các chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, USDA Organic, HACCP là yếu tố quan trọng, giúp khẳng định giá trị, tạo lợi thế cạnh tranh. Đạt được chứng nhận đảm bảo sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất, tạo điều kiện mở rộng kênh phân phối vào siêu thị, hệ thống bán lẻ và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để chứng nhận trở thành lợi thế thực sự, doanh nghiệp cần khai thác hiệu quả qua bao bì, website, mạng xã hội và các chiến dịch PR, giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ giá trị sản phẩm.

3.11. Cá nhân hóa

Người tiêu dùng luôn mong muốn trải nghiệm mua sắm được thiết kế theo nhu cầu riêng. Nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR/AR) và blockchain, marketing nông nghiệp đang bước vào giai đoạn mới, nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận từng khách hàng theo cách chính xác và hiệu quả hơn, không còn dừng lại ở việc gửi email tự động. AI phân tích dữ liệu tiêu dùng để đề xuất sản phẩm phù hợp, tối ưu quảng cáo và cá nhân hóa nội dung theo hành vi mua sắm. Trong khi đó, VR/AR giúp khách hàng tham quan nông trại từ xa, khám phá quy trình sản xuất qua hình ảnh 360°, mang đến trải nghiệm chân thực mà không cần đến tận nơi. Blockchain lại đóng vai trò minh bạch hóa chuỗi cung ứng, giúp xác thực nguồn gốc nông sản, tăng cường lòng tin và thúc đẩy quyết định mua hàng. Sự kết hợp giữa công nghệ và cá nhân hóa giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, chinh phục thị trường theo cách hiện đại hơn.

3.12. Chương trình ưu đãi

Ưu đãi là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quyết định mua hàng, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thực sự, các chương trình cần được xây dựng theo chiến lược thay vì chỉ giảm giá ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức như chiết khấu theo số lượng, tặng kèm sản phẩm, miễn phí vận chuyển hoặc ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết. Cá nhân hóa chương trình thông qua AI và Big Data giúp ưu đãi trở nên hấp dẫn hơn, gửi đến khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu.

3.13. Tham gia/Tài trợ sự kiện

Các sự kiện chuyên ngành tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kết nối với khách hàng, mở rộng đối tác và khẳng định vị thế trên thị trường. Hội chợ nông sản, triển lãm công nghệ nông nghiệp, hội thảo chuyên đề về xu hướng thị trường là những cơ hội lý tưởng để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, chia sẻ câu chuyện thương hiệu và tiếp cận các nhà phân phối lớn. Đồng thời, tài trợ sự kiện cũng là cách marketing sản phẩm nông nghiệp tối ưu, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, thể hiện cam kết với ngành nông nghiệp, hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Bên cạnh việc trưng bày sản phẩm, có thể kết hợp công nghệ thực tế ảo (VR/AR) cho khách hàng trải nghiệm quy trình sản xuất hoặc ứng dụng blockchain để minh bạch hóa nguồn gốc ngay tại sự kiện.

Mở rộng cơ hội marketing qua sự kiện trực tiếp
Mở rộng cơ hội marketing qua sự kiện trực tiếp

4. Marketing sản phẩm nông nghiệp thành công cùng SIÊU TỐC Marketing

Thị trường ngày càng cạnh tranh, khách hàng có vô số lựa chọn, nếu doanh nghiệp không xuất hiện đúng lúc, đúng nơi sẽ rơi vào quên lãng. Vì vậy, sở hữu sản phẩm chất lượng chưa đủ để tạo nên một thương hiệu mạnh trong ngành nông nghiệp, đòi hỏi phải có chiến lược marketing nông nghiệp bài bản để tiếp cận khách hàng theo cách hiệu quả hơn.

  • Phương pháp marketing khác biệt: SIÊU TỐC Marketing là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực digital marketing, sở hữu mô hình Ma Trận Bao Vây độc quyền, giúp doanh nghiệp phủ sóng đa kênh, tối ưu từng điểm chạm, gia tăng chuyển đổi và bứt phá. Mô hình được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc máy bay, có 6 khối chức năng tương ứng từng giai đoạn trong quy trình tiếp thị toàn diện.

  • Đồng hành xuyên suốt: CEO Võ Tuấn Hải - Chuyên gia marketing 15 năm kinh nghiệm trực tiếp cố vấn, cùng đội ngũ chuyên gia lành nghề đã thực thi thành công hơn 5000 dự án, trải dài ở 50 lĩnh vực, cam kết mang đến dịch vụ marketing tổng thể hiệu quả, được thiết kế riêng biệt dựa trên quy mô, tình hình thực tế và nhu cầu doanh nghiệp.

  • Đối tác chính thức nền tảng quảng cáo hàng đầu: Lợi thế hợp tác với Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads, Zalo Ads, giúp tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nền tảng, đúng nhu cầu, nắm bắt xu hướng marketing mới nhất và vươn lên dẫn đầu thị trường.

Đừng chờ đợi, hãy để SIÊU TỐC Marketing giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm nông sản vươn xa! Liên hệ ngay 0901 349 349 để nhận tư vấn chiến lược marketing chuyên sâu!

Đội ngũ nhân sự Siêu Tốc Marketing
Đội ngũ nhân sự Siêu Tốc Marketing

KẾT LUẬN

Tiếp thị chính là cánh cửa giúp doanh nghiệp ngành nông nghiệp thích nghi, mở rộng thị trường và gia tăng giá trị sản phẩm. Không chỉ đơn thuần là quảng bá, marketing nông nghiệp đúng cách giúp thương hiệu xây dựng lòng tin, kết nối khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Lựa chọn đúng hướng đi hôm nay chính là nền tảng cho sự phát triển lâu dài trong tương lai.


Võ Tuấn Hải, một chuyên gia marketing với hơn 15 năm kinh nghiệm, là người sáng lập và CEO của Siêu Tốc Marketing. Ông là tác giả của mô hình marketing độc quyền "Ma Trận Bao Vây," được thiết kế đặc biệt để giúp các doanh nghiệp SME tối ưu hóa chiến lược marketing một cách hệ thống và bền vững. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn, ông Hải đã đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp, hỗ trợ họ vượt qua thách thức và đạt được tăng trưởng lâu dài. Tầm nhìn chiến lược và sự tận tâm của ông đã giúp nhiều doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ và khác biệt​.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
Bạn sẽ WOW khi được làm việc trực tiếp với Chuyên Gia Marketing VÕ TUẤN HẢI
Bài viết cùng chủ đề
Facebook
Zalo: 0901349349